Chàm sữa là bệnh thuộc về cơ địa, hay tái phát khiến trẻ ngứa và gãi gây ra trầy xước. Các mẹ cần nhận biết bệnh sớm để điều trị, tránh những tổn thương không đáng có trên da trẻ.
Dưới đây là những thông tin về bệnh chàm sữa các phụ huynh nên lưu ý.
Biểu hiện và nguyên nhân

Chàm sữa hay còn gọi là viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là bệnh da liễu thường gặp ở trẻ. Đây là bệnh mạn tính, hay tái phát. Biểu hiện chung của bệnh gồm 3 triệu chứng cơ bản là khô da, đỏ da và ngứa.

Những đám nổi mẩn đỏ, khô da thường xuất hiện trên mặt và các nếp gấp như khuỷu tay, khuỷu chân… Trong trường hợp nặng hơn, trẻ có thể bị khắp người. Trên nền da đỏcó thể xuất hiện các mụn nước nhỏ, chảy dịch vàng.

Mức độ ngứa da cũng khác nhau giữa các bé, có bé ngứa nhiều, có bé ngứa ít. Ngứa làm trẻ gãi gây trầy xước và tổn thương da, từ đó làm viêm da nặng hơn, dẫn đến gây ngứa nhiều hơn, tạo thành vòng xoắn bệnh lý ngứa - gãi.


Hàng rào da hư tổn khiến trẻ bị bệnh chàm sữa.

Có con bị bệnh chàm sữa quả thực gian nan. “Bé nhà tôi bị chàm sữa từ 3 tuần tuổi. Tôi đã cho bé đi khám, bôi thuốc nhiều lần ở nhiều nơi nhưng khôngđỡ. Có những lúc 2 mẹ con bế nhau cùng khóc. Con ngứa ngáy da chảy nước vàng, gãi chảy máu nên khóc tím tái cả mặt, quấy suốt đêm”, một mẹ có con bị chàm sữa chia sẻ.

Khoảng 90% trẻ đến 5-7 tuổi sẽ tự khỏi bệnh, chỉ một số ít trẻ phát triển bệnh đến tuổi trưởng thành.

Nguyên nhân căn bản nhất gây bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh là hàng rào da hư tổn. Hàng rào da là lớp ngoài cùng của da, có 2 chức năng quan trọng là lá chắn bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố bên ngoài môi trường và ngăn nước trong da bốc hơi ra ngoài, giúp giữ ẩm bên trong da. Khi hàng rào da hư tổn, các tác nhân bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào trong da gây viêm da, kích ứng da. Nước trong da thoát ra ngoài quá mức gây khô da. Hậu quả là xuất hiện các triệu chứng bệnh như khô da, ngứa, đỏ.
Cách điều trị và chăm sóc

Nguyên tắc đầu tiên và quan trọng trong điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh là phục hồi hàng rào da. Trong các trường hợp bệnh nặng, triệu chứng biểu hiện rầm rộ cấp tính, bác sĩ da liễu có thể kê thêm thuốc corticoid giảm viêm da và các thuốc histamine giảm ngứa. Do có nhiều tác dụng phụ, các thuốc này chỉ sử dụng ngắn ngày và theo hướng dẫn của bác sĩ.



Khi trẻ đến tuổi, bệnh chàm sữa mới tự hết.

Vì chàm sữa là bệnh thuộc về cơ địa, không thể chữa dứt điểm, khi trẻ đến tuổi, bệnh mới tự hết. Vì vậy, phụ huynh có thể dùng kem dưỡng ẩm phục hồi hàng rào da, bôi nhiều lần trong ngày. Phụ huynh nên bôi lớp dày trong giai đoạn bệnh bùng phát, khi bệnh đã thoái lui, vẫn duy trì bôi hàng ngày 1-2 lần để giúp da bé khỏe hơn, ngừa tái phát bệnh. Ưu điểm của kem dưỡng ẩm phục hồi hàng rào da là an toàn và dùng được lâu dài cho trẻ sơ sinh.

Atopalm là kem dưỡng ẩm phục hồi hàng rào da nổi tiếng tại Hàn Quốc, ra đời từ 20 năm trước, khi đứa con sơ sinh của người sáng lập - bác sĩ Park bị chàm sữa gây khô da, nứt nẻ và đau đớn. Là một nhà nghiên cứu khoa học, bác sĩ Park dồn tâm huyết tạo ra một công thức sản phẩm an toàn, dịu nhẹ, giúp giảm dị ứng và chữa lành bệnh cho con trai.

Với mong muốn chia sẻ công thức với nhiều người hơn, ông dành thêm 5 năm nghiên cứu để phát triển Atopalm thành kem dưỡng ẩm phục hồi hàng rào da dành cho trẻ sơ sinh bị bệnh chàm sữa.


Atopalm có công thức an toàn, dịu nhẹ.

Ngoài việc bôi kem dưỡng ẩm phục hồi hàng rào da hàng ngày và sử dụng thuốc thận trọng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, các mẹ cũng nên lưu ý chăm sóc bé đúng cách. Khi tắm cho bé, các mẹ không nên ngâm lâu trong bồn tắm, nên tắm bằng nước hơi ấm, tránh các loại sữa tắm tạo bọt, không để dầu gội đầu có bọt tiếp xúc với vùng da bệnh.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cần lưu ý không tắm bằng các loại nước lá, sử thêm máy tạo độ ẩm trong phòng nếu môi trường xung quanh quá khô, giữ phòng luôn mát mẻ trong điều kiện thời tiết nóng. Trẻ nên mặc quần áo được làm từ chất liệu mềm mại, tự nhiên như cotton, tránh các loại sợi thô ráp như len, cắt ngắn móng tay, đeo bao tay vải mềm cho bé để tránh gãi xước da. Cả mẹ và bé cần theo dõi dị ứng thực phẩm, nếu thấy triệu chứng chàm sữa của bé nặng lên sau khi ăn uống thực phẩm nào thì cần tránh.

Đăng nhận xét

 
Top