Giấc ngủ là thời gian cơ thể tự sửa chữa và phục hồi, nghỉ ngơi ít hơn 8 tiếng mỗi đêm có thể dẫn đến một loạt vấn đề sức khỏe. Vậy tại sao ngủ nhiều cũng gây nguy hiểm cho cơ thể?



Tăng cân: 

Các nghiên cứu khác nhau cho thấy cả thời gian ngủ ngắn và dài đều liên quan đến bệnh tiểu đường và béo phì. Dành nhiều thời gian trên giường đồng nghĩa với việc bạn sẽ thức dậy muộn và không thể tập thể dục hoặc di chuyển ít đi, cơ thể sẽ đốt cháy calo ít hơn.




Rối loạn trầm cảm:

 Những người bị trầm cảm cũng bị rối loạn giấc ngủ. Đôi khi, họ ngủ nhiều hơn bình thường. Đó là một vòng tròn luẩn quẩn vì giấc ngủ dài gây ra mệt mỏi và cảm giác chán nản. Điều đó lại khiến bạn càng ngủ nhiều hơn, không muốn rời khỏi giường vào buổi sáng, cơ thể không có năng lượng và hưng phấn. Những triệu chứng này dẫn đến trầm cảm.



Bệnh tim:

 Nếu ngủ quá nhiều, bạn không chỉ mất đi khoảng thời gian quý báu mà còn có thể bị bệnh tim. Ngày nay, các vấn đề tim mạch là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong. Và ngủ nhiều hơn 8 giờ mỗi đêm làm tăng nguy cơ tử vong do đau tim tới 34%. Ngoài ra, các nghiên cứu chứng minh rằng phụ nữ có nhiều khả năng ngủ lâu hơn nam giới, đó là lý do họ cần phải chú ý hơn.


Đau đầu: 

Thiếu ngủ sẽ gây ra đau đầu, và nó cũng xảy ra khi bạn ngủ quá nhiều. Các nhà khoa học khuyến cáo bạn không nên nằm trên giường nhiều ngay cả trong những ngày cuối tuần và ngày lễ. Nếu không, bạn có thể thức dậy với cơn đau đầu khủng khiếp. Nguyên nhân là giấc ngủ dài ảnh hưởng đến chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, kích hoạt cơn đau đầu. Một khả năng khác là nhiều người thức dậy muộn vào buổi sáng sẽ bỏ qua thời gian ăn sáng và uống cà phê bình thường của họ. Và khi đó, cơn đau đầu liên quan đến việc thiếu caffeine, đường huyết thấp hoặc mất nước.



Ảnh hưởng tới não bộ: 

Theo một nghiên cứu, giấc ngủ dài ảnh hưởng đến chức năng nhận thức, khả năng tập trung và ghi nhớ chi tiết của não bộ. Ngoài ra, bạn có thể trải nghiệm cảm giác "sương mù não" nếu ngủ quá nhiều. Một nghiên cứu của Đại học Harvard, Mỹ cho thấy những phụ nữ lớn tuổi ngủ nhiều hơn 8 giờ có nhận thức kém hơn, già đi 2 năm so với độ tuổi hiện tại. Việc ngủ quên cũng có thể là dấu hiệu của sự gián đoạn sinh học dẫn đến những thay đổi cấu trúc não bộ và hoạt động nhận thức kém.



Mất ngủ: 

Nghe có vẻ ngạc nhiên nhưng đôi khi mất ngủ là do thói quen không lành mạnh của giấc ngủ. Chẳng hạn, nếu bạn thức khuya làm việc trước máy tính và quyết định ngủ nhiều hơn vào ngày hôm sau, bạn có thể bị chứng mất ngủ. 2 ngày là khoảng thời gian vừa đủ để gây rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể, khiến bạn gặp rắc rối với giấc ngủ.



Đau lưng: 

Các triệu chứng đau lưng có thể trở nên tồi tệ hơn do hoạt động quá ít hoặc tốn nhiều thời gian trên giường. Ngủ ở tư thế không thuận lợi hoặc sử dụng đệm không tốt cũng gây đau lưng. Bạn cũng có thể buồn ngủ khi bị đau lưng, điều này khiến bạn càng muốn ngủ lâu hơn. Lúc này, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để điều trị chứng đau lưng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. 

Đăng nhận xét

 
Top